3 phương thuốc dưới đây chính là biện pháp hiệu quả nhất giúp bạn điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính mà bạn nên biết
1. Cháo gạo sơn dược
Chữa trị: Viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính do tì vị hư nhược (bệnh trạng: đi ỉa phân lỏng, ăn ít, thần kinh mệt mổi, bụng trướng, khó chịu, tiêu hóa không tốt, da vàng, chân phù thũng, nhạt miệng, mạch nhu).
Liều lượng, cách dùng: Sơn dược tươi 120g, (khô 60g), gạo tẻ l00g. Nấu thành cháo. Ăn vào lúc sáng và chiều.
Công hiệu: Bổ tì, trừ tả.
Chữa trị tì hư, ỉa chảy, kiết lỵ mạn tính, rất công hiệu. Bổn mùa đều dùng được.
2. Cháo nhân sâm gạo nếp
Chữa trị: Viêm ruột, viêm dạ đày mạn tính do tì vị hư nhược (bệnh trạng như trên).
Liều lượng, cách dùng: Nhân sâm 5g (nếu dùng đảng sâm thì cần 15g) gạo tẻ l00g. Nấu thành cháo, cho vào 1 ít đường. ăn vào lúc sáng, chiều.
Công hiệu: Tăng cường nguyên khí, trừ tả.
Chú ý: Những người âm suy dương thịnh, bốc hỏa, nóng trong không dùng bài thuổc này.
3. Quả phật thủ nấu cháo gạo tẻ
Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính do khí huyết kém lưu thông, loét dạ dày, vùng liên sườn, sau bữa án rất đau, ợ chua, bựa lưỡi trắng, mỏng, đắng miệng, mạch huyền, thở hơi nóng, khò khè, miệng đắng, lưỡi vàng, khí huyết kém lưu thông, gây đau nhói, lưỡi tím sẫm, ỉa ra máu hoặc thổ huyết, phân đen).
Ads: Quy chế tuyển sinh năm 2016 các trường trung cấp dược Hà Nội, cao đẳng y tế hà nội và cao đẳng dược Hà Nội có nhiều thuận lợi cho sinh viên.
Liều lượng, cách dùng: Phật thủ 15g, nấu lấy nước, bỏ bã. Lấy l00g gạo tẻ, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Cháo chín, cho nưóc phật thủ vào.
Mỗi ngày ăn 2-3 lần.
Công hiệu: Chữa khỏi đau vùng khoang dạ dày, đầy hơi, buồn nôn.
Please Post Your Comments & Reviews